vol.25
 Academy Users Report
Giới thiệu người dùng học thuật / Số 25

Viện công nghệ quốc gia, Trường Cao đẳng Oita
Phòng nghiên cứu Mae, Khoa kỹ thuật môi trường & đô thị

Đã sử dụng Multiframe trong nhiều năm để phân tích kết cấu khung trong nghiên cứu kỹ thuật xây dựng
Đưa vào sử dụng tính năng mô phỏng dòng chảy (lũ) bùn đất từ đợt tham gia huấn luyện "khả năng chống chịu thảm họa thiên tai"

Viện công nghệ quốc gia, Trường Cao đẳng Oita
Phòng nghiên cứu Mae, Khoa kỹ thuật môi trường & đô thị
URL http://www.oita-ct.ac.jp
Địa điểm: TP. Oita, tỉnh Oita, Nhật Bản
Nội dung nghiên cứu: thiết kế giải thuật, xây dựng app giáo dục (ứng dụng điện thoại thông minh), mô phỏng cảnh quan với trọng tâm là biển hiệu, màu sắc

"Phần mềm của ngành kỹ thuật rất đắt đỏ, do đó các bạn trẻ, những người học nhanh và sáng tạo, nên sớm tiếp xúc khi có điều kiện. "

Học phần đào tạo thực nghiệm do nhiều giảng viên phụ trách. Với mục tiêu giúp sinh viên có trải nghiệm về i-Construction trước khi ra trường, nhà trường đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông (CNTT). Do đó, PGS. Toshifumi Mae của Khoa kỹ thuật môi trường & đô thị, Viện công nghệ quốc gia thuộc Trường Cao đẳng Oita, người hướng dẫn về phần mềm thực tế ảo thời gian thực "UC-win/Road" của FORUM8 và tùy chọn plugin "mô phỏng dòng chảy lũ bùn đất", đã chia sẻ rằng qua đợt thực hành, ông hy vọng sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng CNTT cần thiết cho tương lai.

Năm 2018, phòng nghiên cứu Mae đã đưa vào sử dụng phần mềm UC-win/Road và tùy chọn plugin "mô phỏng dòng chảy bùn đất" nhằm đóng góp vào chương trình huấn luyện "kiên cường trước thiên tai" tại Viện công nghệ quốc gia, Cao đẳng Oita. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã sử dụng riêng phần mềm phân tích cấu trúc 3D "Multiframe" từ năm 2014. Tại Lễ trao giải Thiết kế khả năng chống chịu quốc gia lần thứ 3 (NaRDA) năm 2016 do FORUM8 tổ chức nhằm tôn vinh các nghiên cứu góp phần tăng cường khả năng chống chịu quốc gia trong các lĩnh vực phân tích kết cấu, địa kỹ thuật, thủy lợi và phòng chống thiên tai, dự án mô phỏng sóng thần (sử dụng XPSWMM) do Khoa kỹ thuật môi trường & đô thị của trường thực hiện đã giành giải đặc biệt từ giám khảo.

Dự án độc đáo từ tài trợ của cơ quan khối cao đẳng kỹ thuật quốc gia

Viện công nghệ quốc gia, Trường Cao đẳng Oita được thành lập năm 1963 với hai khoa: cơ khí và kỹ thuật điện. Các năm tiếp theo, trường mở thêm khoa kỹ thuật xây dựng dân dụng (1967), các khóa chuyên ngành (kỹ thuật hệ thống cơ khí/môi trường, kỹ thuật thông tin điện và điện tử) (2003), sau đó cơ cấu lại, đổi tên và mở rộng quy mô. Hiện tại, trường hoạt động với 4 khoa (kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện và điện tử, kỹ thuật thông tin, kỹ thuật môi trường & đô thị) và 2 khóa chuyên ngành như trên. Hiện có 798 học viên từ năm 1 đến năm 5 đang theo học tại các khoa, và 51 học viên năm 1 & 2 theo học tại các khóa chuyên ngành của trường (số liệu đến tháng 5/2019).


Click to zoom
Giải thưởng Thiết kế khả năng chống chịu quốc gia lần thứ 3
Viện công nghệ quốc gia, Trường Cao đẳng Oita nhận giải đặc biệt từ giám khảo
Viện công nghệ quốc gia, Trường Cao đẳng Oita
Khoa kỹ thuật môi trường & đô thị
Phó giáo sư Toshifumi Mae

Cơ quan hành chính hợp nhất trường cao đẳng kỹ thuật quốc gia (thành lập năm 2004) đã thành lập 51 trường công lập trên toàn Nhật Bản, bao gồm Viện công nghệ quốc gia, Trường Cao đẳng Oita. Cơ quan này đang triển khai "Sáng kiến ​​KOSEN 4.0" (5 năm kể từ 2019) nhằm giúp các trường cao đẳng kỹ thuật phát huy thế mạnh xoay quanh các trụ cột chính là phát triển nguồn nhân lực, đóng góp cho địa phương và toàn cầu hóa. Cùng với đó, chi phí cho 2 năm chuẩn bị nhằm khởi động sáng kiến ​​này sẽ được cơ quan này tài trợ. Liên quan đến việc hỗ trợ sáng kiến này, Viện công nghệ quốc gia, Trường Cao đẳng Oita đã tiến hành: 1) Năm 2018, liên kết ngành công - nông nghiệp nhằm đào tạo các kỹ sư nông nghiệp có kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, và 2) cung cấp kiến thức cơ bản về phòng chống và giảm nhẹ tác động thiên tai năm 2019 qua chương trình huấn luyện "kiên cường trước thiên tai". Trong đó, dự án sau được PGS. Mae quan tâm sâu sắc.

Từ năm 2020, một dự án nghiên cứu giáo dục mới trong lĩnh vực vật liệu với ​​sự hợp tác của nhiều trường cao đẳng kỹ thuật khác đã được cơ quan trên tuyển chọn là dự án cộng đồng: "tiến bộ giáo dục nhằm đưa công nghệ tương lai đến xã hội (GEAR5.0)" được tài trợ để thực hiện.

Click to zoom
Click to zoom
Click to zoom
Mô phỏng sóng thần dâng lên dựa trên phương trình sóng nước nông nhằm hướng đến ứng dụng các biện pháp ứng phó phi công trình


Ứng dụng CNTT vào đa dạng dự án như phân tích công trình, thiết kế môi trường, cảnh quan

Khoa kỹ thuật môi trường & đô thị, nơi PGS Mae đang làm việc, đang hướng đến mục tiêu ứng dụng kiến thức kỹ thuật dân dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội an toàn, thoải mái và thuận tiện. 3 trụ cột của cách tiếp cận này là: 1) "Hệ thống kết cấu" liên quan đến vật liệu, cấu trúc, loại đất, bề mặt đất, v.v., 2) "Hệ thống môi trường" liên quan đến sông ngòi, hệ thống nước thải, tài nguyên nước, cảng, bờ biển, và 3) "Hệ thống quy hoạch, xây dựng" gồm thành phố, kiến trúc, công viên, giao thông. PGS Mae nói, "Chuyên môn của tôi là về kiến trúc, nên phần hệ thống kết cấu (mà tôi đang phụ trách) chính là điểm chung với lĩnh vực kỹ thuật dân dụng.". Cơ duyên đưa PGS đến với lĩnh vực này là vào 20 năm trước, khi còn làm việc tại Viện đại học Điện lực Tokyo, ông là người đã hướng dẫn sinh viên làm bài tập thiết kế hợp tác với Viện công nghệ Tokyo & Kyoto (Phòng nghiên cứu Yamaguchi). PGS nhớ lại rằng ông là người đầu tiên đã ứng dụng các kỹ thuật hữu dụng cho việc làm việc từ xa hiện nay.
Click to zoom  Click to zoom
 Gắn biểu tượng lên ảnh  Hiển thị biểu tượng trên bản đồ

PGS Mae hiện phụ trách các môn như xử lý thông tin, cơ học kết cấu, thiết kế đô thị & môi trường, đào tạo thực nghiệm. Phòng nghiên cứu của ông Mae đang có các hướng nghiên cứu về 1) đề xuất theo hướng thiết kế giải thuật cho các công trình ứng dụng các hình dạng và hiện tượng trong tự nhiên, 2) nghiên cứu, phát triển ứng dụng điện thoại thông minh (app) sử dụng cho các bài giảng, nghiên cứu, 3) nghiên cứu về phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường bằng công nghệ thông tin, và 4) mô phỏng cảnh quan với trọng tâm là biển hiệu, màu sắc.

Những năm gần đây, phòng nghiên cứu đã phát triển các app nhằm hỗ trợ công tác nghiên cứu và giảng dạy.

Ví dụ, với trường hợp nghiên cứu gắn biển hiệu, phòng nghiên cứu đã xây dựng một app cho phép thêm, chèn biểu tượng (pictogram) vào ảnh chụp tại thực địa (tích hợp hình ảnh) và chia sẻ thông tin dễ dàng. Sau đó, tính năng gắn ảnh lên vị trí chụp trên bản đồ, hướng dẫn đường đi đến nơi chụp cũng đã được thêm mới. Thành quả của dự án này được công bố tại ICRP 2019 (Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về tái thiết công trình) tổ chức tại Malaysia vào tháng 11/2019. Phòng nghiên cứu cũng đang xem xét hướng phát triển liên quan đến nghiên cứu cảnh quan, du lịch và xây dựng bản đồ cảnh báo nguy hiểm.

Ngoài ra, để đối phó với vấn đề môi trường do tràn bùn đất đỏ tại Okinawa, phòng nghiên cứu đã phát triển một app có thể đo chính xác độ ô nhiễm của huyền phù lỏng theo hướng thu thập và phân tích dữ liệu màu sắc từ hình chụp huyền phù trong bãi cát lắng. Độ chính xác của ứng dụng đang tiếp tục được cải thiện bằng cách so sánh kết quả với các phép đo hiện hành khác.

Click to zoom
Click to zoom
 Huyền phù đọng trong bãi cát lắng
 Click to zoom
Giao diện ứng dụng (tr. hợp hàm lượng cặn
3,0 g/l)
 Phân loại độ bẩn (lắng cặn) của huyền phù
(pixel hình ảnh)


 Sử dụng từ UC-win/Road đến các sản phẩm khác của FORUM8

Với PGS Mae, Multiframe, được ông đưa vào sử dụng năm 2014, là trải nghiệm đầu tiên của ông với sản phẩm của FORUM8. Vốn đã có thời gian dùng trước đó, nên một lần trong quá trình lên thiết kế giải thuật, ông đã đưa phần mềm này vào sử dụng phân tích kết cấu khung cho một tòa nhà hình dạng phức tạp. Từ kết quả phân tích nhận được, ông đã đề xuất được hình dạng cấu trúc độc đáo thỏa mãn yêu cầu về chịu lực.

Trải nghiệm của PGS với phần mềm UC-win/Road là vào năm 2018, khi Viện công nghệ quốc gia, Trường Cao đẳng Oita đang chuẩn bị cho chương trình huấn luyện "kiên cường trước thiên tai" - là dự án hướng đến sáng kiến "KOSEN 4.0" như đã đề cập ở trên.

Với chương trình huấn luyện "kiên cường trước thiên tai" tại trường học, việc mô phỏng dòng chảy (lũ) bùn đất được xem là cần thiết. Do đó, phòng nghiên cứu quyết định đưa vào sử dụng UC-win/Road và plugin mô phỏng dòng chảy bùn đất từ tháng 2/2019, cho cả mục đích tại phòng thí nghiệm và trên giờ giảng dạy tại Viện công nghệ.

Sinh viên tại phòng nghiên cứu đang làm đồ án tốt nghiệp năm 2019 đã tham gia tìm hiểu plugin này của UC-win/Road. Ứng dụng kiến thức học được, một sinh viên năm thứ 5 của Khoa kỹ thuật môi trường & đô thị đã tiến hành nghiên cứu xây dựng một bản đồ cảnh báo thiên tai với mô phỏng phân tích dòng chảy bùn đất khi hồ chứa bị sạt lở, tràn bờ.

Cùng với đó, PGS đã chọn đề tài cho học phần “Đào tạo thực nghiệm IV” của sinh viên năm 4 của trường về 6 ứng dụng CNTT liên quan đến i-Construction. Đó là 1) camera 360 độ, 2) máy bay không người lái, 3) máy đo khoảng cách laser, 4) tạo dữ liệu đám mây điểm từ ảnh chụp, cùng với phần chính PGS Mae phụ trách là 5) quy hoạch đô thị bằng UC-win/Road, và 6) xử lý thông tin từ mô phỏng dòng chảy bùn đất.

Click to zoom
Tập thể phòng nghiên cứu Mae

Năm 2020, dù chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19, các sinh viên năm 5 đang chuẩn bị đồ án tốt nghiệp vẫn đã có trải nghiệm với cả hai phần mềm. Qua đó, các sinh viên sẽ có thể chủ động liên lạc và có hướng giải quyết công việc từ xa. Ngoài ra, phần đào tạo thực nghiệm kết hợp UC-win/Road và mô phỏng dòng chảy bùn đất cũng sẽ được tổ chức vào cuối năm nay, với hy vọng sẽ đạt được hiệu quả như lần đầu diễn ra vào năm 2019.

Click to zoom
 Điều kiện phân tích & kết quả
Click to zoom Click to zoom
Bản đồ cảnh báo thiên tai dựa trên kết quả phân tích từ SIPOND (bản thử nghiệm)
(PGS Mae tự đặt giá trị để mô phỏng)
Bản đồ cảnh báo thiên tai dựa trên kết quả phân tích mô phỏng dòng chảy bùn đất
 Click to zoom
 Click to zoom
Click to zoom
Trực quan hóa bằng UC-win/Road

 Hướng nghiên cứu tương lai và dự định tiếp tục ứng dụng CNTT

"Không chỉ tại tỉnh Oita mà ở rất nhiều nơi khác, các hồ chứa nước đang xuống cấp."

Bên cạnh sự xuống cấp, bùn theo dòng nước từ thượng nguồn chảy xuống tích tụ ở đáy hồ cũng làm tăng nguy cơ sạt lở và tràn bờ qua từng năm. PGS Mae sẽ trình bày về đề tài đang nghiên cứu về phòng chống, giảm nhẹ tác hại thiên tai và công tác bảo trì liên quan đến hồ đập.

Khi đó, điều quan trọng là phải ứng dụng và tiếp thu công nghệ mới. Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 hiện nay, cần chủ động tiếp cận, tiếp thu CNTT hơn nữa. "Đặc biệt, CNTT là hành trang mà sinh viên có thể sử dụng ở bất cứ nơi đâu trong tương lai, do đó sinh viên cần giữ trong mình nhiệt huyết và sự ham học hỏi.".

Tác giả: Takashi Ikeno
(Up&Coming '20 Ấn phẩm mùa hạ)


Back
Trang trước

Mục lục
  Next
Trang sau


FORUM8