FORUM8 Asia Online Seminar 2023


FORUM8 sẽ tổ chức chuỗi hội thảo Asia Online Seminar tại trụ sở chính Tokyo kết hợp với 6 văn phòng tại các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài giới thiệu về các giải pháp mới nhất của FORUM8 trong các lĩnh vực thực tế ảo (VR)/ đồ họa (CG), thiết kế xây dựng UC-1 / phân tích kết cấu & địa kỹ thuật bằng FEM, hội thảo còn mang đến bài diễn thuyết từ các diễn giả khách mời là chuyên gia trong lĩnh vực của họ (xem chi tiết diễn giả tại từng hội thảo ở phần dưới), cũng như giới thiệu về phòng trưng bày ảo các giải pháp mô phỏng của FORUM8, nơi người tham dự có thể "đi lại" tham quan và trải nghiệm.
>> Đăng ký ngay!

Thời gian: 14:00 - 17:30 (giờ địa phương)
Ngôn ngữ sử dụng: ngôn ngữ tại địa phương nơi diễn ra hội thảo
Phí tham dự: Miễn phí
< Thời gian / Địa điểm >
Ngày diễn ra Địa điểm
22/2/2023 Hà Nội / Online (đã kết thúc)
10/3/2023 Seoul / Online (đã kết thúc)
15/3/2023 Thượng Hải / Online
22/3/2023 Đài Bắc / Online
24/3/2023 Thanh Đảo / Online
29/3/2023 Sydney / Online
< Chương trình hội thảo >
14:00 - 14:20 Lời chào từ FORUM8
14:20 - 15:20 Bài diễn thuyết đặc biệt (Thông tin chi tiết phía dưới)
15:20 - 16:00

Hội thảo về UC-1/FEM

  • Tính năng mới của Engineer's Studio®, FEMLEEG, Geo Engineer's Studio
  • Dịch vụ hỗ trợ phân tích FEM, dự án đã làm thực tế, dự án đoạt giải NaRDA (cuộc thi thiết kế chống chịu thiên tai tại Nhật Bản)
  • Các báo cáo trong Hội nghị thiết kế IM&VR i-Construction lần thứ 15
  • Dịch vụ tạo bản đồ cảnh báo rủi ro lũ lụt (hazard map) VR 3D, các giải pháp hỗ trợ phòng chống thiên tai, phân tích lũ lụt trên sông nhỏ,
  • Cập nhật về chuỗi phần mềm tính toán thiết kế trong xây dựng UC-1
  • Dịch vụ kỹ thuật (phân tích năng lượng, ứng suất nhiệt sử dụng DesignBuilder)
16:00 - 16:10 Giải lao
16:10 - 17:20

Hội thảo về VR/CG và công nghệ bản sao số (digital twin)

Đề xuất ứng dụng trong xây dựng thành phố thông minh
Ứng dụng mới nhất của công nghệ mô phỏng VR, giới thiệu dự án đoạt giải cuộc thi mô phỏng 3D VR và VDWC

  • Giới thiệu dự án thực tế ứng dụng VR của các địa phương tại Nhật
  • PLATEAU, ứng dụng nguồn dữ liệu mở để xây dựng bản sao số (digital twin)
  • Cập nhật về phần mềm diễn họa/ mô phỏng UC-win/Road, hướng phát triển
  • Ứng dụng trong phát triển công nghệ xe tự hành, MaaS, lập trình nhúng, Suite Chidori Engine, giới thiệu dự án đoạt giải cuộc thi CPWC

Xây dựng vũ trụ ảo (metaverse)

  • Cập nhật về phần mềm đồ họa 3D CG tổng hợp Shade3D, thư viện dữ liệu, hướng phát triển
  • Ứng dụng của hệ thống nền tảng ảo F8VPS

"Giới thiệu bộ giải pháp Cloud Suite hỗ trợ chuyển đổi số

  • Bộ giải pháp tự động hóa thiết kế UC-1 Cloud (cống hộp, tường chắn, hố móng)
  • Công cụ UC-1 BIM/CIM, hệ thống hỗ trợ phát hiện hư hỏng công trình cầu sử dụng AI
  • Giải pháp cloud hỗ trợ doanh nghiệp "Suite ERP", dịch vụ hỗ trợ triển khai hệ thống qua cloud
17:20 - 17:30 Phần Q&A
* Chương trình hội thảo có thể thay đổi tùy theo tình hình mà không có thông báo trước.

Bài diễn thuyết tại Hà Nội - Ngày 22/2
Diễn giả: Bà Nguyễn Thị Phương Hiền (Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải)
Tốt nghiệp hai ngành kỹ thuật cầu đường & vận tải - kinh tế đường sắt, Trường Đại học Giao thông vận tải, sau đó hoàn thành chương trình thạc sĩ ngành kinh tế vận tải, Đại học Leeds (Anh). Diễn giả có 26 năm công tác tại Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải thuộc Bộ Giao thông vận tải, có nhiều kinh nghiệm trong mảng quy hoạch chiến lược / tổng thể, hoạch định chính sách, phân tích kinh tế, tài chính và thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như từng phụ trách nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước.
 
Đề tài:
"Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ tại Việt Nam và tiềm năng ứng dụng VR ở lĩnh vực này"

Bài diễn thuyết trình bày về thực trạng và quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ tại Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời, bài trình bày cũng chỉ ra rằng để triển khai thực hiện quy hoạch và vận hành khai thác hiệu quả mạng lưới đường bộ cần dự báo dòng giao thông chính xác hơn. Từ đó, bài trình bày đề cập đến tiềm năng ứng dụng thực tế ảo (VR) để giải quyết các vấn đề này tại Việt Nam.
Bài diễn thuyết tại Seoul - Ngày 10/3
Diễn giả: Ông Kim Jongmink (Giáo sư tại Viện Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Quốc gia Chonnam, Hàn Quốc)
Diễn giả tốt nghiệp Khoa Công trình, Đại học Quốc gia Chonnam năm 1993, sau đó hoàn thành chương trình thạc sĩ và tiến sĩ tại Khoa Giao thông, Đại học Osaka lần lượt vào năm 1997 và 2001. Ông từng công tác tại Viện Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT) từ năm 2002 đến năm 2015, sau đó làm việc tại Công ty QB Road Safety (Hàn Quốc) từ năm 2016 đến năm 2019. Từ năm 2019, ông trở thành giáo sư tại Viện Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Quốc gia Chonnam.

 
Đề tài:
"Nghiên cứu sử dụng VR cho phát triển phương tiện tự hành và đường bộ trong tương lai"

Bài diễn thuyết sẽ trình bày tổng quan về phần mềm mô phỏng VR 3D tương tác thời gian thực UC-win/Road của FORUM8 ứng dụng trong nghiên cứu phát triển phương tiện tự hành, đồng thời giới thiệu về CARLA và MORAI. Ngoài ra, bài trình bày cũng sẽ đề cập đến VISSIM với khả năng liên kết với UC-win/Road, cũng như SUMO, với ứng dụng về phân tích hiệu quả của việc phân chia làn đường dành riêng cho xe tự hành, góp phần phát triển đường bộ trong tương lai.
Bài diễn thuyết tại Thượng Hải - Ngày 15/3
Diễn giả: Ông Lu Nengchao (Giáo sư, Trung tâm Nghiên cứu hệ thống Giao thông thông minh, Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán, Trung Quốc)
Chủ đề nghiên cứu chính: mạng lưới giao thông thông minh, công nghệ hỗ trợ lái xe, lái xe tự trị và an toàn giao thông đường bộ. Diễn giả từng tham gia 4 dự án do Quỹ khoa học tự nhiên quốc gia Trung Quốc tài trợ, cùng nhiều dự án khác về giao thông thông minh và an toàn giao thông. Ông đã xuất bản hơn 80 bài báo, nhận được hơn 20 bằng sáng chế & bản quyền phần mềm, là thành viên của Ủy ban Nhà khoa học trẻ của Hiệp hội Giao thông vận tải Trung Quốc, chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật phân tích và cải thiện an toàn của Hội nghị giao thông thế giới (WCTR), v.v.
 
Đề tài:
"BIM và mô phỏng lái xe trong đánh giá an toàn giao thông"

Đánh giá an toàn giao thông từ giai đoạn thiết kế đường là cách làm hiệu quả để giảm rủi ro về tai nạn giao thông trong vận hành công trình đường bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần giải quyết về mô phỏng lái xe và đánh giá an toàn trong các môi trường phức tạp như nút giao, cầu và đường hầm. Bài diễn thuyết sẽ trình bày các phương pháp đánh giá an toàn giao thông và giải thích các công nghệ chính cho phép kết hợp BIM (mô hình thông tin công trình) và mô phỏng lái xe. Trong đó, bài sẽ giới thiệu về phân tích các biến số về hành vi lái xe và hướng phát triển trong tương lai.
Bài diễn thuyết tại Đài Bắc - Ngày 22/3
Diễn giả: Ông Sheng-Yi Wu (Phó Giáo sư, Đại học Quốc lập Bình Đông)

Ông là tiến sĩ với đề tài nghiên cứu về công nghệ học tập trên internet tại Đại học Quốc lập Trung Ương (Đài Loan). Lĩnh vực nghiên cứu chính là giáo dục STEM, giáo dục XR, tương tác giữa người với máy tính, và học tập có sự hỗ trợ của máy tính. Hiện tại, ông là phó giáo sư tại Đại học Quốc lập Bình Đông, Giám đốc Chương trình đào tạo quốc tế STEM, ủy viên, phó giám đốc phòng R&D và trưởng nhóm phát triển học tập của Chương trình giáo dục STEAM, trưởng dự án hướng dẫn trường học ứng dụng công nghệ mới 5G.
 

Chủ đề:
"Ứng dụng 5G và VR trong đào tạo và học tập: thành tựu đã đạt được và triển vọng"

Bài trình bày sẽ giới thiệu kết quả của dự án hướng dẫn trường học ứng dụng công nghệ mới 5G do Bộ Giáo dục Đài Loan thúc đẩy vào năm 2021-2022 trong bối cảnh sự phát triển của công nghệ truyền thông 5G đang ngày càng mạnh mẽ, và phương hướng phổ biến công nghệ 5G trong chính quyền địa phương và trường học trong năm 2023 -2024. Hiện trạng ứng dụng VR trong giáo dục dựa trên công nghệ 5G và triển vọng trong tương lai cũng sẽ được đề cập.
Bài diễn thuyết tại Thanh Đảo - Ngày 24/3
Diễn giả: Ông Zhang Qi (Giáo sư, Trường Nghiên cứu đường cao tốc, Đại học Trường An)
Chủ đề nghiên cứu chính: an toàn giao thông và giao thông thông minh, gồm các phương pháp xác định đoạn đường rủi ro cao trong thiết kế đường cao tốc miền núi, phương pháp thiết kế an toàn cho độ dốc dọc ở các đoạn đường núi dài xuống dốc, tiêu chuẩn hóa BIM và nền tảng kỹ thuật số cơ sở hạ tầng đường bộ. Ông là nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Đại học Clemson (Hoa Kỳ), trưởng Khoa Hệ thống đường bộ và kỹ thuật thông minh tại Đại học Trường An (Chang'an), giám đốc Trung tâm Nghiên cứu số hóa cơ sở hạ tầng đường bộ tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), đồng thời là chủ tịch Ủy ban kỹ thuật, bộ phận kỹ thuật đường bộ, Hội nghị giao thông thế giới (WTC). Ông từng là chủ nhiệm hai tiểu ban dự án nghiên cứu phát triển trọng điểm quốc gia Trung Quốc, cùng nhiều dự án của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục, Quỹ Khoa học Tự nhiên tỉnh Thiểm Tây. Ông có 85 bài báo được xuất bản, 40 tìm kiếm SCI/EI, 9 bằng sáng chế, 2 cuốn sách, đạt 11 giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Bộ trở lên.

 
Đề tài:
"Ứng dụng mô phỏng VR trong nghiên cứu an toàn giao thông"

Để nâng cao an toàn giao thông đường bộ, không thể tách rời yếu tố con người, phương tiện và đường bộ. Mô phỏng lái xe là một cách thức quan trọng để nghiên cứu sự an toàn của hoạt động lái xe, do có thể mô phỏng tác động của người lái xe đối với tai nạn giao thông một cách an toàn, dễ dàng và chính xác. Với mô phỏng lái xe bằng UC-win/Road, bài trình bày sẽ nói về nghiên cứu ảnh hưởng của "con người - phương tiện - đường bộ - thời tiết" đối với sự biến thiên của rủi ro khi lái xe, đồng thời xác định các yếu tố chính mang đến rủi ro khi lái xe trong thời tiết xấu, giúp ích cho các cơ quan hữu quan trong việc cải thiện các chính sách về an toàn đường bộ và thiết kế đường bộ.
Bài diễn thuyết tại Sydney - Ngày 29/3
Diễn giả: Ông Vinayak Dixit (Giáo sư, Khoa Kỹ thuật xây dựng và môi trường, Đại học New South Wales, Úc)
Khi còn là Phó Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Khả năng thích ứng về giao thông và sơ tán bờ biển vùng Vịnh (Gulf Coast Centre for Evacuation and Transportation Resiliency) của Đại học Bang Louisiana, ông đã cùng các giảng viên đồng nghiệp sáng lập phòng thí nghiệm mô phỏng lái xe. Sau khi gia nhập Đại học New South Wales, ông tham gia các dự án nghiên cứu chuyên ngành gồm an toàn đường cao tốc, tính không xác định của thời gian di chuyển trên đường, và nghiên cứu rủi ro về hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông liên quan đến thảm họa tự nhiên và nhân tạo. Dự án nhận được tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia, Cục Quản lý Đường cao tốc Liên bang Hoa Kỳ và Chương trình Nghiên cứu đường cao tốc chiến lược của Ủy ban Nghiên cứu Giao thông vận tải Hoa Kỳ.
 
Đề tài:
"Ứng dụng điện toán lượng tử (quantum computing) trong giao thông vận tải"

Điện toán lượng tử đang phát triển vượt bậc và được ứng dụng giải quyết nhiều vấn đề trong thế giới thực. Các hệ thống giao thông và di động (mobility) có các mô hình cơ bản (underlying model) phức tạp cần được giải quyết để cải thiện hiệu quả. Điện toán lượng tử sẽ giúp giải quyết những vấn đề này. Bài trình bày sẽ thảo luận về một số sáng kiến quan trọng trong lĩnh vực này.
< Phí tham dự >
Miễn phí
< Đăng ký tham dự >
Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin qua đơn đăng ký.
Mọi yêu cầu xin liên hệ với FORUM8 qua form điền yêu cầu, hoặc gửi email về info-hanoi@forum8.com (tiếng Việt) hoặc ist@forum8.co.jp (tiếng Anh/Nhật).
>> Văn phòng FORUM8




FORUM8